Cúm A H1N1 ảnh hưởng phụ nữ mang thai thế nào?
Tại sao cúm A H1N1 ảnh hưởng phụ nữ mang thai hơn?
Phụ nữ mang thai khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh hơn, nếu bị nhiễm virus cúm A H1N1 thì càng nguy hiểm hơn, vì bệnh nặng hơn, khó điều trị, không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn dẫn đến kết quả xấu cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, nhẹ cân; khó thở do viêm phổi, thiếu ôxy làm cho thai nhi bị suy trong tử cung dẫn đến thai chết lưu, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, ngay cả cúm theo mùa cũng là một mối đe dọa đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu, có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh.
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ giảm đi. Do đó, họ thường dễ nhiễm bệnh hơn, và nếu nhiễm cúm A H1N1 thì dễ biến chứng nặng hơn so với những đối tượng khác. Đối với thai nhi, nếu người mẹ nhiễm virus cúm A H1N1 nói riêng và virus cúm nói chung, nhất là giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, dễ dẫn đến tình trạng thai dị dạng, bất thường như sứt môi, hở hàm ếch, thậm chí còn gây đẻ non, sẩy thai, thai chết lưu nếu bị mắc ở ba tháng cuối của thai kỳ.
Dấu hiệu cúm A H1N1 của phụ nữ mang thai
Các triệu chứng cấp tính ở đường hô hấp tương tự với cúm mùa (ví dụ: ho, đau họng, sổ mũi) và sốt. Các triệu chứng khác bao gồm đau cơ và khớp, nhức đầu, mệt mỏi, nôn ói và tiêu chảy. Nhiều thai phụ sẽ có các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh cúm không biến chứng. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở một số thai phụ, và có thể gây nhiễm trùng thứ phát kể cả viêm phổi. Suy thai có liên quan đến bệnh nặng ở mẹ có thể xảy ra. Các báo cáo về biến chứng trong thai kỳ và tử vong mẹ có liên quan đến tình trạng bệnh nặng.
Thai phụ nghi nhiễm virus cúm A H1N1 cần được thử test. Tuy nhiên, không nên trì hoãn việc điều trị cho đến khi có kết quả xét nghiệm và không nên từ chối điều trị nếu không có thử test. Bởi vì, thuốc kháng virus có hiệu lực cao nhất khi bắt đầu dùng sớm sau khi khởi phát các triệu chứng (trong vòng hai ngày đầu tiên). Việc thử test không phải lúc nào cũng sẵn sàng trong một số tình huống và thường đợi vài ngày mới có kết quả xét nghiệm.
Thầy thuốc cần biết rõ về sự lưu hành virus cúm H1N1 trong khu vực của mình và không nên chờ đợi kết quả thử test để bắt đầu điều trị cúm ở những phụ nữ đã có các triệu chứng điển hình của bệnh.
Đặc biệt, các thai phụ này dễ bị biến chứng phổi, suy hô hấp nặng phải thở bằng máy, và dẫn đến tử vong. CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm cúm A H1N1 phải đến bệnh viện ngay để được điều trị và họ cần được tiêm phòng vắc-xin chống cúm càng sớm càng tốt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng tránh cúm A H1N1, những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS...), phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần được đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.
Virus cúm A H1N1 lây qua đường hô hấp. Ở môi trường đông người như các bệnh viện, khả năng lây cúm càng dễ xảy ra hơn. Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con, điều quan trọng nhất là ý thức tự phòng vệ của mỗi người mẹ. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống đủ chất, các bà mẹ nhất thiết phải đeo khẩu trang khi buộc phải đến những nơi đông người.
Phụ nữ mang thai có khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh hơn. Trong trường...
Văcxin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung (UTCTC) có đem lại hiệu quả phòng ngừa 100%...
Soi cổ tử cung là một thủ tục để kiểm tra chặt chẽ cổ tử cung, âm đạo và...