BS. An: 0908 431 946

Siêu âm

Viết bởi Lịch khám thai, siêu âm định kỳ mẹ bầu cần biết các cột mốc quan trọng: tuần thứ 8, tuần 12, tuần 20 và tuần 32 để xác định được sự phát triển của thai nhi có bình thường không, có tốt không, sẽ đủ cân, thừa cân hay thiếu cân rồi từ đó có chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. 2017-11-10 01:52:34
Lịch khám thai & siêu âm của bà bầu theo khuyến cáo của Bộ Y Tế gồm 08 lần khám thai (từ thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm, nhưng theo lịch của một số bệnh viên lớn thì mẹ bầu sẽ đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần. Tuy nhiên tùy vào sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, mẹ bầu chỉ cần đi theo lịch những cột mốc quan trọng hoặc theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ sản khoa.

Theo quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầu đủ thì phải là 07 lần đối với một thai kỳ bình thường. Dưới đây là lịch khám thai định kỳ cho các bà bầu cần phải biết.

Lịch siêu âm, khám thai định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ sản khoa

1. Bao nhiêu tuần thì nên đi khám thai lần dầu?

Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần và đã có tim thai chưa. Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ và bác sĩ sẽ hẹn bạn tới kiểm tra lại sau 1-2 tuần.

Trong lần khám này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.

Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

2. Khám thai lần 2

Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy tình trạng nghén tăng lên đáng kể ở tuần thứ 7 – 8. Lúc này đi khám, mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không. Khám lâm sàng: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng nghén có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn không. Bạn sẽ được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

3. Siêu thai âm lần 3 khi nào?

Lần khám thai thứ 3 ở tuần 12-13 là một trong 3 mốc “bắt buộc” phải có trong thai kì. Đây là thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh qua đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ để làm xét nghiệm Double test tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

lich-sieu-am-va-kham-thai-cho-ba-bau

Lúc này, bạn cần tiến hành khám và siêu âm 4 chiều để khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi: cấu trúc các chi, cột sống, các tạng trong cơ thể. Đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị (chính xác) nữa.

Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Khám lâm sàng: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng thai nghén có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn không. có thể phải làm xét nghiệm về máu và nước tiểu nếu cần.
Bạn sẽ được tư vấn về thai nhi và chế độ ăn uống. Điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp, hẹn khám và làm xét nghiệm lần sau.

4. Khám thai lần 4

Khi ở giai đoạn thai từ 14-17 tuần, bạn sẽ tới lần khám quan trọng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm này không phải là chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.

5. Siêu âm thai khám thứ 5

Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2.

6. Khi nào siêu âm thai lần 6?

Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

3 tháng cuối là lúc các bà mẹ sắp sanh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi sinh, trong chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

7. Lần khám thứ 7

Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…

Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thai thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ

Siêu âm 4d có hại cho thai nhi không?

Siêu âm 4D là siêu âm 4 chiều (gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian). Siêu âm 4D thường được sử dụng trong siêu âm thai nhi, nhờ 3 chiều không gian và chiều thời gian giúp cho chúng ta quan sát được không gian 3 chiều của thai nhi cùng với những cử động ngộ nghĩnh đáng yêu của em bé trong bụng mẹ.

Siêu âm 4D – Hình thái thai nhi là sự kết hợp giữa siêu âm 4D (kiểm tra hình thể bên ngoài cùng với sự chuyển động của thai nhi) với siêu âm 2D (Kiểm tra cấu trúc bên trong của thai nhi). Siêu âm 4D-Hình thái thai nhi còn gọi tắt là siêu âm thai 4D.

Có 3 giai đoạn chính thực sự cần thiết để siêu âm 4D: tuần 12-14, tuần 22-24, tuần 30-32.

Trên thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định công nghệ này có hại đối với mẹ và thai nhi nhưng cũng không có ai dám khẳng định rằng phương pháp này là hoàn toàn vô hại.
Sử dụng máy siêu âm màu 4D thai nhi sẽ phải chịu luồng siêu âm lớn hơn, thời gian lâu hơn so với 2D. Bên cạnh đó năng lượng mà nó phát ra lớn hơn rất nhiều so với siêu âm thường. Chính vì vậy các bà bầu cần lưu ý thận trọng theo chỉ thị của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho thai nhi.

 

Một thai kỳ bao giờ cũng có nguy cơ thấp hay là cao, cần có sự hợp tác, hỗ trợ tốt giữa thầy thuốc và thai phụ để cho thai kỳ được kết thúc tốt đẹp, mẹ tròn con vuông, từ đó mới có thể giảm được tỷ lệ tử vong cho cả mẹ và con và mới có thể cho ra đời những em bé thông minh, khỏe mạnh. Vì vậy, sản phụ cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản khoa khám, theo dõi thai định kỳ.

Phòng Khám Sản Phụ Khoa Ngọc An