BS. An: 0908 431 946
Trang chủ Kiến thức y khoa Mang thai bị viêm họng, ho, sổ mũi phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai bị viêm họng, ho, sổ mũi phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viết bởi Mang thai bị viêm họng, ho, sổ mũi phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không? 2017-11-22 04:12:31
Viêm họng ho sổ mũi là những triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm, bệnh này rất hay xuất hiện ở mọi người khi vào thời tiết giao mùa như thế này, đặc biệt với bà bầu càng dễ mắc bệnh hơn.

Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu…thực sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị những chứng bệnh trên không phải là khó, nhưng đối với bà bầu việc điều trị cần thận trọng hơn.

chăm sóc sức khỏe bà bầu, mang thai bị cảm có ảnh hưởng thai nhi không?, cách trị cảm cúm cho bà bầu

* Bà bầu cần làm gì khi cảm cúm?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

– Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

* Viêm họng ho sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sốt nhẹ dưới 38 độ C thông thường đều do sự thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, viêm mũi họng… không ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, sốt cao kéo dài thì hết sức nguy hiểm và có thể là một dấu hiệu báo trước mẹ bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây dị dạng, dị tật ở con.

Sốt thường là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, có thể là do vi khuẩn, có thể do virus cúm, rubella, sởi… Tùy vào mỗi bệnh mà có triệu chứng khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, thường khi bà bầu sốt cao ở thời điểm dưới 12 tuần là nguy hiểm và đáng ngại hơn cả. Nếu do các tác nhân trên có thể gây ra những bất thường về hình thái của thai nhi.

Bà bầu mắc các bệnh rubella, sởi… trước tuần thứ 7 thường gây chết thai. Bên cạnh đó còn có nguy cơ dị tật các cơ quan lớn của thai nhi là khá cao. Cá biệt có bà bầu bị mắc rubella đến tuần 20, thai nhi còn có thể bị dị tật.

Khi thai phụ có dấu hiệu sốt cao (trên 38 độ C) thì việc đầu tiên là đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm. Sau khi điều trị sốt ổn định và biết được bị sốt do nguyên nhân gì thì nên đến các cơ sở sản khoa để được siêu âm và tư vấn trước sinh.

Để phòng tránh các bệnh lây truyền thì việc đầu tiên là nâng cao thể trạng, sau đó tránh xa người hoặc vùng có dịch bệnh, đeo khẩu trang phòng bệnh. Bà bầu thời gian này lưu ý ăn đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng ổn định, đảm bảo thể trạng và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Để khám và điều trị bệnh trong khi mang thai, các mẹ bầu có thể đến khám tại phòng khám Sản phụ khoa Ngọc An, số 194 Nguyễn Thị Thập , P. Bình Thuận, Quận 7 (Gần chợ Tân Mỹ). Bác sỹ chuyên khoa II Trần Ngọc An (BV Từ Dũ) sẽ trực tiếp khám và tư vấn